Bạn có thể tự làm ra những đám mây với những chùm tia lửa điện sấm sét ngay trên sân khấu hay trong căn phòng của mình bằng những vật liệu khá đơn giản. Trong những buổi tiệc, bạn có thể dùng đám mây này để tạo ra vẻ huyền bí và cổ tích cho không gian. | |
Các nguyên, vật liệu cần chuẩn bị:
- Lưới chì (lưới mắt cáo, loại nhỏ hơn lưới B40). - Kìm cắt sắt. - Sợi polyester (có thể lấy từ gối hơi).- Keo xịt 3M 75 Spray Adhesive.- Dãy đèn LED nhiều màu sắc. Các bước thực hiện: Bước 1: Tạo hình dạng cho đám mây Bạn cuộn tròn lưới chì lại để dễ dàng hơn trong việc xử lý nó. Bạn có thể tạo hình đám mây giống như hình dạng trong thực tế hoặc có thể sáng tạo ra những hình dạng như mong muốn. Trong khi làm thì bạn dùng dây buộc chặt một đầu lại rồi dùng kìm cắt và uốn nắn tạo ra những hình đám mây.
Bước 2: Trải sợi polyester và phun sơn
Bạn trải phẳng sợi cotton ra mặt sàn rồi tiến hành phun sơn (màu sắc do bạn chọn, trong bài viết này sử dụng màu hồng). Khi sơn xong phần phía ngoài và quấn với lưới chì thì nhìn sơ qua rất giống với kẹo bông.
Tác giả bài viết: Dr@gon
Nguồn tin: www.tutaylam.com |
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
Tự làm đám mây LED bằng sợi polyester
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Sản phẩm xơ Polyester (PSF).
Tính chất:
Sản phẩm xơ polyester của VIHAKO được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại xơ Polyester có nhiều đặc tính tốt đáp ứng hầu hết các yêu cầu đối với vải sợi máy mặc như:
- Có độ bền cơ học cao;
- Có khả năng chịu nhiệt tốt; thử nghiệm trong môi trường không khí nóng ở 1800 C độ co ngót thấp đạt 4±2%.
- Trong môi trường ẩm ướt hầu như không bị giảm sức bền.
-
Những đặc tính cơ bản của sản phẩm xơ PSF
9 đặc tính cơ bản của xơ PSF
1.Độ mảnh(Denier): là đại lượng đặc trưng cho độ mảnh của xơ cho biết độ dày mỏng của xơ, được tính bằng khối lượng của 9000m xơ Polyester . Denier của xơ ảnh hưởng đến denier của sợi kéo sau này. Cụ thể :Xơ càng mảnh thì sợi kéo được căng bền bởi vì trong cùng mặt cắt ngang của sợi mà như nhau, sợi chứa nhiều xơ mảnh sẽ có nhiều vật liệu hơn sợi chứa nhiều xơ thô, chính số lượng vật liệu cùng với lực liên kết ma sát của nhiều xơ làm nên độ bền của sợi sau này.
2.Độ lệch so với độ mảnh chuẩn (Denier Deviation): là đại lượng đặc trưng cho độ lệch của giá trị độ mảnh thực so với giá trị độ mảnh quy ước. Độ lệch của xơ ảnh hưởng tới độ đồng đều về tính chất độ mảnh khi sản xuất sợi kéo sau này.
3.Độ bền khi đứt sợi (Tenacity at Break): là đại lượng đặc trưng cho cường lực tại điểm đứt, ảnh hưởng tới độ bền khi kéo sợi sau này. Độ bền đứt phản ánh một chỉ tiêu cơ lý quan trọng của xơ được đo bằng lực làm đứt sợi. Độ bền đứt càng cao thì xơ càng dai, vải càng bền và lâu rách, thời gian sử dụng kéo dài.
4.Độ giãn dài khi đứt (Elongation at Break): cho biết xơ Polyester kéo căng được bao nhiêu % so với chiều dài ban đầu khi dứt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sợi. Độ giãn dài khi đứt cho biết sợi có thể căng ra được bao nhiêu so với chiều dài ban đầu khi sợi đứt, đo bằng %. Độ giãn dài càng cao thì sợi càng mềm mại.Vì vậy để có được loại sợi phù hợp với người tiêu dùng cần phải nắm rõ các thông số kỹ thuật khi sản xuất sợi sao cho thỏa mãn được hai chỉ tiêu quan trọng này nhằm thu được sợi vừa có độ bền cao vừa có độ giãn thích hợp.
5. Nếp gấp của xơ (Number of Crimp): Số nếp gấp của xơ Polyester được tạo thành dựa vào cấu tạo và số nếp của bông xơ tự nhiên sao cho xơ hóa học tạo thành có cấu tạo gần nhất với bông xơ tự nhiên để thuận tiện cho việc kéo sợi sau này.
6.Độ co nhiệt trong không khí nóng của xơ Polyester (Shrinkage in hot air 180ºC): là sự thay đổi chiều dài của xơ khi đặt trong không khí nóng 180ºC trong vòng 30’, độ co nhiệt trong không khí nóng ảnh hưởng đến quá trình dệt vải và độ co của vải được làm từ làm từ xơ đó.
7.Chiều dài cắt của xơ Polyester (Cut length): chiều dài cắt của xơ mà công ty đang sản xuất có chiều dài chuẩn là 38 mm.
8.Độ lệch chiều dài cắt so với quy cách (Cut length deviation): là đại lượng đặc trưng cho độ lệch của giá trị chiều dài cắt thực so với chiều dài cắt quy ước.
9.Hàm lượng dầu có trong xơ Polyester (Oil Pick Up – OPU): phần trăm về khối lượng dầu so với khối lượng của xơ, ảnh hưởng tới sự giảm ma sát trong quá trình sản xuất sợi.
CHẤT DẺO SINH HỌC TỰ PHÂN HỦY
Chất dẻo tổng hợp và những hậu quả đối với môi trường
Tái chế chất dẻo là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với môi trường
Kỷ nguyên polyme mà nhiều người cho rằng đã bắt đầu vào năm 1907 với sự ra đời của chất dẻo bakelit do nhà hóa học Leo Bakeland phát minh – đã giúp cải thiện rất nhiều cuộc sống của con người, nhưng cũng mang lại những hậu quả không mong muốn. Hiện nay, ngành sản xuất chất dẻo tổng hợp trên toàn thế giới đang sử dụng hơn 60 triệu lao động và sản xuất mỗi năm hơn 200 triệu tấn vật liệu chất dẻo. Sản xuất polyme thương mại tiêu thụ khoảng 5% trữ lượng toàn cầu về nhiên liệu hóa thạch hữu hạn, như khí thiên nhiên và dầu mỏ. Mặt khác, phần lớn các sản phẩm chất dẻo đều có độ bền cao và có thể tồn tại hàng nghìn năm trong điều kiện bình thường, do đó đang góp phần đáng kể gây ra những núi rác thải ngày càng lớn trên toàn thế giới.
Những hình ảnh túi ni-lông, các sản phẩm phế thải từ nhựa, polymer tràn ngập các bãi biển đang ngày càng phổ biến
Túi chất dẻo phế thải là một trong những ví dụ điển hình về vấn đề rác thải của nhân loại Mỗi năm, con người tiêu thụ hơn 1 nghìn tỷ túi PE để đựng các loại hàng hóa khác nhau. Ở một số nước, ví dụ Pháp, tỷ lệ tái chế đối với chất dẻo PET tương đối cao ( > 80%), nhưng ở những nước khác như Mỹ thì tỷ lệ này khá thấp ( < 30%). Trong khi một số sản phẩm chất dẻo đã qua sử dụng được xử lý bằng cách đốt để thu hồi năng lượng, phần lớn các sản phẩm khác hoặc là được chôn lấp hoặc tệ hơn nữa là vứt bỏ ra môi trường. Những chất dẻo có thể nôi trên mặt nước như PE và PP, đã dễ dàng tìm đường ra các đại dương – đích đến của khoảng 5 triệu tấn chất dẻo mỗi năm. Như vậy, cứ mỗi phút lại có 10 tấn chất dẻo phế thải đổ vào các đại dương trên thế giới.
Những hạn chế của chất dẻo PLA
Ngày nay, khoảng 5% nguyên liệu được sử dụng trong ngành sản xuất hóa chất Mỹ là các loại nguyên liệu có thể tái sinh. Một số chương trình và kế hoạch của chính phủ Mỹ đã đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 25% vào năm 2030, trong khi đó một số tập đoàn hóa chất lớn như Dow Chemical và BASF đã công bố những kế hoạch đầy tham vọng với những mục tiêu lớn hơn.
Ước tính, lượng sinh khối được tạo ra hàng năm trên Trái Đất ( chủ yếu nhờ quá trình quang hợp ) là khoảng 170 tỷ tấn, gấp khoảng 1000 lần lượng chất dẻo tổng hợp được sản xuất ra. Tuy nhiên sinh khối này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của chúng ta về nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm polyme.
Có lẽ chất dẻo tổng hợp than môi trường ngày này là polyeste axit polylactic ( PLA) . Nhà máy PLA lớn nhất thế giới hiện nằm ở Blair, bang Nebraska, Mỹ. Tại đó, tinh bột ngô được chuyển hóa thành glucoza, sau đó glucoza được lên men một phần để chuyển hóa thành axit lactic. Công suất của nhà máy là 250.000 tấn/ năm, thấp hơn khoảng 1.000 lần sản lượng của toàn bộ ngành sản xuất polyme. Tuy nhiên, ngày nay PLA đã có mặt trong nhiều loại sản phẩm bao bì có thể phân hủy, ví dụ cốc chén và khay đựng hoa quả trong các nhà hàng, và cả trong các sản phẩm hàng hóa lâu bền, như sợi Ingeo dùng trong ngành dệt may.
Trước đây, nhiều nhà quan sát công nghiệp cho rằng PLA sẽ không bao giờ trở nên khả thi do chi phí sản xuất quá cao : Ban đầu giá PLA cao gấp 15 – 20% lần giá của các loại polyolefin. Tuy nhiên, nhờ sản xuất quy mô lớn nên ngày nay mức giá này chỉ còn cao hơn 15 – 20% so với giá của PET đi từ nhiên liệu hóa thạch mà hiện đang được sử dụng rộng rãi để sản xuất chai nước, màng mỏng và vải sợi.
PLA từng là niềm hi vọng lớn của chất dẻo sinh học, nhưng theo thời gian, nó cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm
Tuy PLA đã nhận được nhiều khen ngợi của các nhà bảo vệ môi trường, nhưng nó cũng có một số nhược điểm quan trọng. Chẳng hạn, PLA không bị phân hủy hoặc phân hủy sinh học trong các bãi chôn lấp thông thường, tương tự như các loại polyme truyền thống. Trong khi đó, việc vận chuyển các sản phẩm làm từ PLA đến các địa điểm làm phân trộn công nghiệp để tiến hành phân hủy sinh học thường là không khả thi. Hơn nữa, phạm vi nhiệt độ hữu ích của PLA bị hạn chế do nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh thấp ( 55oC), trên nhiệt độ polyme sẽ mất đi tính chất cứng và bị biến dạng. Vị vậy, bao bị PLA không thích hợp để đựng đồ uống hoặc thức ăn nóng, trên cốc nhựa PLA thường có ký hiệu cảnh báo “Chỉ sử dụng cho đồ uống nguội”.
Xu hướng nghiên cứu các chất dẻo sinh học mới
Một số nhóm nghiên cứu ở Mỹ đang tìm cách lấy cảm hứng từ thiên nhiên để phát triển các sản phẩm polyme sinh học kiểu mới. Một nửa lượng cacbon hữu cơ trong môi trường của con người hiện nằm ở dạng polyme phong phú nhất trên thế giới, đó là xenluloza. Các monomer glucoza tạo ra xenluloza thường được liên kết bởi nhóm chức axetal có thể thủy phân (-OCO-), đây là nhóm chức rất hiếm gặp trong lĩnh vực sản xuất polyme tổng hợp. Khi đưa nhóm axetal có thể thủy phân dễ dàng này vào bộ khung của PLA, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra được dạng PLA có thể thủy phân. Căn cứ theo tốc độ mất trọng lượng của polyme trong nước cất hoặc nước biển, các nhà khoa học đã ước tính thời gian phân hủy của polyme PLA mới là 5 – 10 năm.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng đã phát triển loại polyaxetal khác, có cấu trúc tương tự polyetylen nhưng được chiết xuất từ các loại dầu sinh học. Mục đích của các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này sẽ là thay đổi các tính chất nhiệt và cơ của polyetylen cho phù hợp, nhưng vẫn duy trì khả năng phân hủy trong nước của polyaxetal – nhờ đó có thể giảm đáng kể khối lượng các chất dẻo tồn tại dai dẳng trong các đại dương.
Một loại polyme khác cũng đang được các nhà nghiên cứu quan tâm là PET. Polyme này chiếm khoảng 18% thị trường chất dẻo toàn cầu. Tại Mỹ, người dân thải bỏ mỗi giờ hơn 6 triệu chai PET. Do PET là một polyeste thơm, phương pháp thích hợp để biến đổi các tính chất nhiệt của PET là thu hồi các chất thơm từ thiên nhiên và sử dụng chúng làm nguyên liệu monome. Lignin, chiếm khoảng 30% thành phần của cây, là polyme hữu cơ phong phú thứ hai trên Trái Đất và là nguôn cung cấp tốt nhất các chất thơm có thể tái tạo. Lignin là sản phẩm phụ quan trọng của ngành sản xuất giấy, nhưng hiện nay hầu như toàn bộ sản phẩm này đều bị đốt tại chỗ để thu hồi năng lượng.
Nhưng ngày nay chúng ta đã có công nghệ với khả năng chiết xuất hai loại phân tử riêng rẽ là vanilin và axit pherulic từ nguyên liệu lignin hoặc lignoxenluloza có trong cám lúa mì hoặc cám gạo. Các phân tử chất thơm này có tiềm năng trở thành các nguyên liệu ban đầu rất sẵn có và quan trọng thiết yếu cho nhiều ngành sản xuất. Ví dụ, axit polyester polydihy – dropherulic ( PHFA) có nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh (Tg = 73oC) cao hơn so với PET (Tg = 67oC). Điều quan trọng là sản phẩm thủy phân của PHFA là axit dihydropherulic, một loại chất chống oxy hóa có mặt trong trà, cà phê, hạt ngũ cốc chưa xay và các thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa khác. Hợp chất họ hàng của nó là axit pherullic hiện đã được bán trên thị trường ở dạng các viên 250mg dùng như thực phẩm bổ sung. Trong những nỗ lực nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển các phương pháp đồng trùng hợp PHFA với nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh trên 150oC. Phạm vi nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh rộng của những vật liệu đó khiến cho chúng trở thành những ứng viên xuất sắc để thay thế polyester (Tg = 95oC) trong sản xuất cốc, đĩa, đồ dùng nấu ăn, bao bì dùng một lần… và cho các quá trình đóng chai, đóng hộp nóng.
Kết hợp với các nhà thiết kế thời trang, các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách đưa các polyester thơm kiểu mới này vào các loại sợi để sản xuất các loại quần áo thân môi trường.
Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu metanol
Ngày nay etylen là phân tử hữu cơ được sản xuất ở quy mô lớn nhất trên toàn cầu, phần lớn được sử dụng cho sản xuất poly – etylen với sản lượng đến 80 triệu tấn/ năm – khoảng 40% thị phần của toàn bộ các polyme tổng hợp. Với những nỗ lực ngày càng tăng trong việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng sinh khối thân môi trường, nhiều người cho rằng đường (glucoza, monome của xenluloza) là “dầu mỏ mới”. Nếu đúng như vậy, thì sẽ hợp lý nếu đặt ra câu hỏi. Vậy “etylen mới” là gì ? Một số nhà nghiên cứu cho rằng, formaldehyt chính là “etylen mới”.
Formaldehyt và etylen có trọng lượng gần như trùng hợp và cả hai đều có cacbon tham gia trong liên kết đôi với hoạt tính cao, nhưng formaldehyt cũng chia sẽ tình trạng oxy hóa và công thức thực nghiệm của sinh khối, tương tự như xenluloza và đường. Một trong những ứng dụng tiềm năng của formaldehyt có thể dựa trên khả năng đông trùng hợp luân phiên với CO một cách hoàn hảo. Quá trình này đã được tối ưu hóa để thu được axit polyglycolic (PGA) mà về mặt chức năng tương đương với PGA thương mại, nhưng có thể được sản xuất với số bước ít hơn, nhờ đó giảm nhiều các sản phẩm phụ không cần thiết.
Trước đây, chi phí cao và quy mô sản xuất nhỏ của PGA – so với PLA – đã ngăn ngừa khả năng sử dụng hợp chất này trong các ứng dụng thương mại. Nhưng điều quan trọng là các monome C1 không đắt tiền (formaldehyt và CO) có thể được sản xuất từ methanol mà từ cách đây hàng trăm năm đã được sản xuất theo phương pháp chưng cất gỗ.
Nếu kinh tế đi từ nguyên liệu methanol đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là thân môi trường, dựa trên nguyên liệu sinh học, có khả năng thay thế nền kinh tế đi từ nguyên liệu dầu mỏ và các nhiên liệu hóa thạch khác. Nếu nền kinh tế đi từ methanol đạt được những thành công trong tương lai, các loại polyme dẫn xuất từ nguyên liệu C1 này sẽ trở thành những loại polyme nổi bật về hiệu quả kinh tế.
Xu hướng phát triển của thị trường
Một trong những trở ngại cho sự phát triển của polymer xanh là động lực quá lớn hiện nay của ngành sản xuất polyme đi từ nhiên liệu hóa thạch. Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới rất quan tâm đến việc tìm ra các quy trình sinh học để sản xuất các chất dẻo hàng hóa, có khả năng được kết hợp vào cơ sở hạ tầng về chế biến hiện nay của ngành, nhưng họ ít quan tâm đến việc phát triển các chất dẻo kiểu mới cho các sản phẩm bao bì và hàng hóa. Tư tưởng này giải thích phần nào thành công thành công của polyetylen đi từ nhiên liệu sinh học và sản phẩm PET Plantbottle của Công ty Coca Cola. Bằng cách sử dụng etanol sinh học đi từ đường lên men, các công ty Dow Chemical và Brasken đã sản xuất poly – etylen sinh học với sản lượng đứng đầu trong số các polyme tổng hợp đi từ nguyên liệu sinh học có thể tái tạo. Tương tự, Công ty Coca – Cola đã nghiên cứu etanol sinh học để tổng hợp comonome etylen glycol cho PET Plantbottle, nhờ đó đạt hàm lượng nguyên liệu sinh học đến 30%. Những phương pháp như vậy tuy trên danh nghĩa đã tìm cách giải quyết một số thách thức trong sản xuất polyme xanh, nhưng không đề cập đến việc loại bỏ các loại polyme truyền thống. Trên thực tế, polyetylen sinh học và PET Plantbottle đều có khả năng phân hủy không cao, tương tự như các sản phẩm đi từ nguyên liệu dầu mỏ.
Thị trường chất dẻo toàn cầu hiện nay là ngành sản xuất công nghiệp với doanh số 1200 tỷ USD/ năm. Các sản phẩm chất dẻo cho những ứng dụng bao bì ngắn hạn chiếm khoảng một phần ba doanh số này.
Tương tự như việc quay đầu một chiếc tàu chở dầu nặng nề, động lực của ngành sản xuất chất dẻo đang thay đổi từ từ và chậm rãi. Một bước nhảy định lượng sẽ chỉ xảy ra khi các công ty cần đáp ứng như cầu tăng mạnh của người tiêu dùng, liên kết với sự sẵn sàng chấp nhận chi phí cao hơn, ít nhất là trong giai đoạn quảng bá ban đầu và giai đoạn tăng trưởng của các sản phẩm polyme xanh tiếp theo.
Tiềm năng của chất dẻo sinh học trong việc thay thế các chất dẻo truyền thống, kể cả sợi tổng hợp, là 90%. Điều đó có nghĩa là, chỉ khoảng 10% các sản phẩm polyme mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ cần phải được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch vì chúng có những đặc điểm tính năng đặc biệt mà polyme đi từ nguyên liệu sinh học không thể có được. Do đó, trên lý thuyết ngành sản xuất bao bì polyme sinh học có khả năng sẽ tăng trưởng doanh thu với tốc độ hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Năm 2007, ngành sản xuất polyme “xanh” tại Mỹ mới chỉ đạt doanh thu 1 tỷ USD, nhưng sẽ nhanh chóng đạt đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2020. Trong quá trình đó, các loại polyme thân môi trường sẽ tiếp tục thay thế cho các nguyên liệu truyền thống.
Sự tăng trưởng của sản xuất polyme đi từ nhiên liệu sinh học sẽ được đẩy nhanh bởi sự suy giảm các nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch, sự tăng giá của nhiên liệu hóa thạch và sự thay đổi quan điểm khi người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm thân môi trường. Dĩ nhiên, các đổi mới kỹ thuật và công nghệ cũng sẽ là dộng lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường polyme xanh trên thế giới.
Theo Tạp chí Công nghiệp và Hóa chất
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015
Các loại sợi thảm trải sàn và cách phân biệt
Với những phân tích cơ bản sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu và có thể phân biệt, cũng như chọn các loại sợi thảm trải sàn phù hợp cho mỗi vị trí và mục đích sử dụng khác nhau:
Trước hết các bạn hãy hiểu đơn giản rằng thảm trải sàn cũng như bao các vật liệu trang trí nội thất khác, rất phong phú và đa dạng về chất liệu. Có thể bạn đang sử dụng : thảm tấm đế cao su cho văn phòng, thảm trang trí cho phòng khách, hay thảm cuộn trải sàn… thì yếu tố cấu thành chủ yếu và quyết định chất lượng và giá cả của thảm đều nằm ở sợi thảm, cách dệt và kiểu dáng (design). Cũng từ đây mà bạn có thể đưa ra chọn lựa các loại thảm khác nhau sử dụng cho vị trí và mục đích khác nhau.
Nắm bắt được ý niệm sơ khai đó, với những phân tích cơ bản về các loại sợi thảm, sợi len sẽ giúp ích bạn rất nhiều. Những chất liệu sợi được dùng để sản xuất thảm trải sàn
1. Sợi tổng hợp: Olefin – Polypropylene – Đây là loại được dùng rất nhiều trong ngành dệt thảm: sợi dai, mềm, không tích điện tĩnh, rất bền màu. Với loại sợi này kết hợp với dệt độ dày mỏng khác nhau với giá thành từ thấp đến trung bình: loại mỏng bạn sẽ thường thấy được sử dụng trong việc trải thảm cho các buổi tổ chức sự kiện, hội nghị, còn loại dày và chất lượng tốt hơn được dùng phổ biến trong văn phòng làm việc hạng trung
2. Sợi polyester: sợi mềm, đồ đàn hồi sợi cao, cũng là loại sợi phổ biến được dùng để sản xuất thảm văn phòng, với chất lượng tốt hơn Olefin – Polypropylene một chút. Sợi xơ polyester cho màu sắc sáng hơn. Các thành phẩm từ loại sợi này, với mức đầu tư vừa phải, bạn hoàn toàn có thể bố trí trải cho các khu vực như: Phòng lãnh đạo, phòng họp, tiếp khách… khá sang trọng và tinh tế.
3. Sợi Nylon: Có độ đàn hồi tốt, có thể chịu nặng và chịu áp lực di chuyển đồ vật và đặc biệt ấn tượng với loại sợi này khi nó cho những gam màu sáng bóng tuyệt đẹp. Một số điều tra trong lĩnh vực thảm cho thấy, đây là loại thảm được ưa chuộng nhất, đặc biệt với một số các nước phát triển, ví dụ: ở Mỹ có tới 2/3 khách hàng đang và thích dùng loại sản phẩm với chất liệu sợi này.
4. Sợi Acrylic: Loại sợi này cho cảm giác bề mặt giống len, dùng lâu được trong môi trường ẩm và hơi sương. Chúng thường được sử dụng tạo nên các thành phẩm thảm trải sàn với chất lượng, độ bền cao: Với các khách sạn thì các vị trí như: Hành lang, cầu thang, phòng tổ chức hội nghị… sẽ rất ấn tượng. Chúng ta cũng thường hay bắt gặp sợi acrylic trong các loại thảm trải sàn gia đình với tên gọi thảm nhung với những hoa văn cổ, đường nét mang hơi hướng Châu Âu… rất sang trọng tạo nên điểm nhấn cho không gian sống.
5. Len: Với len chắc các bạn cũng khá rõ về chất lượng tuyệt hảo của chúng mà chỉ có loại chất liệu tự nhiên này mới có thể mang lại. Nó hội tụ đủ các phẩm chất để tạo nên một tấm thảm: độ bền cao ( 10-15 năm), ,mềm mại, dẻo dai, màu sắc tinh tế
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015
Nguyên liệu đầu vào của nhà máy sản xuất xơ sợi polyester - PTA
Từ trước đây, Dimethyl terephthalate (DMT) được sử dụng để sản xuất polyester bao gồm: polyethylene terephthalate và polytrimethylene terephthalate. DMT được hình thành từ một phản ứng giữa terephthalic acid và methanol, ưu điểm là dễ oxi hoá hơn dạng axit và có thể ngưng tụ trong chân không để tạo ra một sản phẩm tinh khiết.
Quá trình phát triển
Vào năm 1960, Amoco giới thiệu phương pháp sử dụng PTA và đã định giá chiến lược cho sản phẩm mới này nhằm mục đích thay thế cho DMT và nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất polyester Cho đến giữa những năm 1980, do nắm bắt được công nghệ, một số nhà sản xuất lớn đã chi phối ngành công nghiệp sản xuất PTA. Amoco (nay là BP) là nhà sản xuất hàng đầu, cùng với các đối tác nhượng bản quyền là Mitsui, Mitsubishi và ICI (nay là Du Pont), cũng là các nhà sản xuất thương mại hàng đầu. Amoco, cùng với đối tác công nghệ Mitsui, rất lựa chọn trong việc nhượng bản quyền của họ để không ảnh hưởng vào hoạt động kinh doanh.
Tại Mĩ và sau đó ở châu Âu, Amoco đã xây dựng giá sản xuất thực tế của PTA với một giá trị thặng dư cố định nhằm đáp ứng chỉ tiêu lợi nhuận, kích thích tăng trưởng thị trường nhưng vẫn đủ sức cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Tuy nhiên, Amoco chỉ thành công trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường mà không thành công trong việc bao tiêu thị trường. Khi công nghiệp sản xuất polyester ở châu Á tăng trưởng nhanh chóng thì đôi lúc đã xảy ra việc thiếu hụt PTA, điều này buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm thêm công nghệ hỗ trợ sản xuất.
Vào giữa những năm 1980, khi bản quyền của Amoco hết hạn, ICI và Montedison (nay là Dow/Inca) và các công ty khác bắt đầu cung cấp bản quyền. Có hàng loạt công ty xếp hàng mua công nghệ, vì các nhà sản xuất polyester nhận thấy thị trường có lợi nhuận cao và mong muốn đảm bảo nguồn cung vật liệu thô đầu vào. Vào cuối những năm 1980, sự thiếu hụt PTA toàn cầu đã tạo ra sự đổ xô vào sản xuất của các nhà sản xuất polyester châu Á.
Các thông số và đặc tính cơ bản của PTA
PTA là dạng á bột có tinh thể mầu trắng với mùi chua nhẹ, có ảnh hưởng nhẹ tới mắt, da và đường hô hấp của người với các thông số như sau:
- Công thức của PTA: C6H4(COOH)2;
- Đặc trưng:
Đơn vị | Số lượng/mô tả | |
Khối lượng phân tử | g/mol | 166.13 |
Điểm nóng chảy | Độ C | Hóa hơi ở 402 độ C |
Độ bốc hơi | ở 20 độ C (không khí = 1.0) | 5.74 |
Áp suất bốc hơi | ở 20 độ C | <0,00013 |
pH | Pha loãng 1% | 2.16 |
- Thông số kỹ thuật:
Đơn vị | Số lượng | |
Độ axit | Mg KOH / gm | 675 ± 2 |
Độ ẩm | wt% | 0,2 max |
Độ Ashes | ppm | 7 max |
4 Carboxybenzaldehyde | ppm | 20 max |
Màu sắc | APHA (in N-N-Dimethyl From Amide Solution), HU | 10 max |
Độ cứng | ppm | 0,5 max |
Para Toluic Acid | ppm | 120 max |
Tổng số các kim loại Fe, Mn, Co, Cr, Ni, Mo, Ti | ppm | 2 max |
Δ Y | 10 tối đa | |
b-Color | 1,5 max |
- An toàn: Không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người
Đơn vị | Số lượng | |
Điểm bắt lửa | ° C | 260 |
Điểm cháy | ° C | 496 |
- Hình dạng:
Tiêu chuẩn PTA bán trên thị trường
Tính chất/thành phần | Mức giới hạn | Mức thông thường |
4-CBA (ppmw) | < 25 | < 20 |
Axit P-toluic (ppmw) | < 150 | < 100 |
Tro (ppmw) | 6 | 1-3 |
Hàm lượng kim loại | 3 | < 1 |
Độ ẩm (% khối lượng) | 0,2 | 0,05 |
Màu (b-value) | 2 | < 2 |
Cỡ hạt trung bình (micron) | 140 | 90 - 140 |
Sản xuất PTA
Gần như việc sản xuất axit terephthalic thương mại đều sử dụng quy trình sản xuất PTA của Amoco hiện do BP sở hữu. Trước đây, Amoco đã mua quy trình hoá học cơ bản từ Scientific Design Corporation và phát triển thành quy trình thương mại vào cuối những năm 1950.
Trong giai đoạn đầu tiên của quy trình, paraxylene được ôxi hoá nhờ không khí trong axit acetic lỏng với các xúc tác côban/măngan/brôm để tạo ra axit terephthalic thô (CTA). Phản ứng ôxi hoá tạo ra một lượng nhiệt lớn, thông thường được thu hồi dưới dạng hơi và được sử dụng cho việc gia nhiệt và phát điện. Do CTA chứa các chất trung gian trong quá trình ôxi hoá và các thể màu, bước tiếp theo sẽ được sử dụng để lọc giảm các chất này xuống nồng độ yêu cầu. Chất trung gian gây khó khăn nhất là 4-carboxy benzaldehyde (4-CBA) có tính hoà tan tương tự axit terephthalic trong hầu hết các dung môi thông thường và do đó không thể tách ra bằng phương pháp tinh thể hoá. Bằng cách chuyển 4-CBA thành axit paratoluic có tính hoà tan cao, các chất trung gian này có thể được tách ra. Điều này được thực hiện bằng cách hydro hoá trong nước dung dịch dưới nhiệt độ và áp suất cao trên một nền palađi với xúc tác carbon.
Tình hình thị trường sản xuất PTA
Hiện nay, thị trường châu Á là lớn nhất và năng động nhất và giá của PTA tuân thủ theo cân bằng cung cầu của thị trường này. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước có nhu cầu PTA lớn nhất ở thị trường châu Á và giá nhập PTA của Trung Quốc là mốc cho các nhà xuất khẩu của châu Á.
Tiêu thụ PTA trên thế giới được dự báo là tăng trưởng 7% hàng năm cho đến 2015, có nghĩa là thị trường sẽ tăng đáng kể từ 35,2 triệu tấn vào 2006 lên 63,7 triệu tấn vào 2015. Trung Quốc đẩy tăng trưởng tiêu thụ của thế giới với dự báo về tăng trưởng tiêu thụ của Trung Quốc là trung bình 11% hàng năm giữa 2005 và 2015. Vào 2015, tiêu thụ của Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 57% thế giới, so với khoảng 42% của thế giới vào 2006. Các vùng khác cũng có mức tăng trưởng mạnh là Nam Mĩ 9% từ 2005-2015, Đông Âu khoảng 30% nhưng với mức khởi điểm rất thấp, Trung Đông và châu Phi là 11%. Tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vào khoảng 7% và cùng với khối lượng thị trường, Ấn Độ sẽ là thị trường quan trọng thứ hai đối với việc tăng trưởng. Các vùng khác như Tây Âu và Bắc Mĩ nơi thị trường cho các sản phẩm cuối dòng đã phát triển lâu hơn sẽ có tăng trưởng thấp hơn nhiều, vào khoảng 3-3,5%. Sau 2012, cần có bổ sung công suất để tránh tỉ lệ công suất vận hành vượt quá 95% vào 2013.
Các loại sợi vải: sợi bông-cotton (bông gòn) , sợi le, xơ polyester, lụa tơ tằm...
Hãy cùng VIHAKO tìm hiểu các loại sợi vải thông dụng hiện nay như sợi bông-cotton (bông gòn) , sợi le, xơ polyester, lụa tơ tằm... | ||
Sợi bông – cotton
Sợi bông được làm từ cây sợi bông gòn – một giống cây trồng rất lâu đời. Trong ngành may mặc và chế biến người ta phân biệt các loại bông trước tiên theo chiều dài của sợi, sau đó đến mùi, màu và độ sạch của cuộn sợi. Sợi bông gòn càng dài thì càng có chất lượng cao.
Sợi bông gòn là loại sợi thiên nhiên có khả năng hút/ thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được. Sợi bông gòn thân thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ dị ứng việc khiến cho sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.
Sợi bông không hòa tan trong nước, khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo. Sợi bông bền đối với chất kềm, nhưng không bền đối với acid và có thể bị vi sinh vật phân hủy. Dù vậy khả năng chịu được mối mọt và các côn trùng khác rất cao. Sợi bông gòn dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng.
Lãnh vực chính của sợi bông là việc ứng dụng trong ngành may mặc. Ngoài ra, sợi bông gòn còn được dùng làm thành phần trong các chất liệu tổng hợp.
Sợi len – wool
Len hay sợi len là một loại sợi dệt thu được từ lông cừu và một số loài động vật khác, như dê, lạc đà… Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len là mặt hàng áo giữ ấm thông dụng trên thế giới, nhất là những nước có khí hậu lạnh. Len có một số phụ phẩm có nguyền gốc từ tóc hoặc da lông, len có khả năng đàn hồi và giữ không khí và giữ nhiệt tốt. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp.
Người ta sản xuất len bằng dụng cụ quay các sợi lông cừu lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Chất lượng của len được xác định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền trong đó đường kính sợi là chất lượng quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả.
Lụa – Tơ tằm
Có 4 loại tơ tằm tự nhiên, tơ của tằm dâu là loại được sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới. Sợi tơ tằm được tôn vinh là "Nữ Hoàng” của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai… nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu thế giới về mốt thời trang tơ tằm.
Đặc điểm chủ yếu của tơ là chiều dài tơ đơn và độ mảnh tơ. Sợi tơ có thể hút ẩm, bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, bazơ, muối kim loại, chất nhuộm màu. Mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác với các góc tròn. Vì có hình dạng tam giác nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.
Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người cầm có thể cảm nhận được vẻ mịn và mượt mà của lụa không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo. Quần áo bằng lụa rất thích hợp với thời tiết nóng và hoạt động nhiều vì lụa dễ thấm mồ hôi. Quần áo lụa cũng thích hợp cho thời tiết lạnh vì lụa dẫn nhiệt kém làm cho người mặc ấm hơn.
Polyester (PES)
Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ polyester, sợi thô, và fiberfill.
Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện… Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại sợi truyền thống là không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc.
Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dung để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ.
Elastane (EL) – Spandex
Elastane, vùng bắc Mỹ người ta gọi là Spandex, tại các quốc gia khác được gọi là Elastane, là sợi nhân tạo. Elastane là một khối co-polymer bao gồm Polyurethane và Polyethylene glycol. Urethane tạo thành các đoạn đơ, dãn xếp thành hàng kết nối với nhau bằng lực valency để tạo thành loại sợi này.
Elastane có đặc tính là khả năng kéo dãn cao; từ 500 đến 700%, giữ hình dạng lâu dài, ít thấm hơi ẩm, không tích điện, không tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt, nhẹ, trơn và dễ nhuộm. Loại sợi này có độ co dãn cao, tượng tự như cao su nhưng chắc và bền hơn.
Với những đặc tính trên Elastane được dùng làm quần áo có độ co dãn cao hoặc vừa vặn ôm lấy cơ thể. Các loại này thường là quần áo thể dục thể thao, quần áo chống nắng, đồ lót, vớ tất, quần áo tắm… Để thoải mái hơn người ta thường trộn lẫn sợi Elastane với các loại sợi khác (thí dụ 80% Polyamide (Nylon) và 20% Elastane) để cho ra sản phẩm thích hợp.
Polyamide (PA) – Nylon
Nylon (hóa học: Polyhexamethylen adipin acid amide) là loại sợi nhân tạo đầu tiên được sản xuất ra từ Carbon, nước và không khí.
Nhiều người cho rắng từ Nylon xuất phát từ N Y (New York) và Lon (London), là các nơi mà Nylon được sản xuất lần đầu tiên. Ngoài ra còn có một giải thích khác cho tên Nylon là nhà phát minh ra chất liệu này, Wallace Carothers đã vui mừng vì thành công và kêu lên "Now You Lousy Old Nipponese, hoặc là Now You Look Old Nippon”, sự vui mừng vì cuối cùng cũng làm ra được một sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm tơ lụa thiên nhiên. Và người ta lấy những chữ cái đầu để gọi là Nylon.
Polypropylen (PP)
Polypropylen là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen.
Polypropylen có tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. PolyPropylen trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ. PP chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC, có tính chất chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Với đặc tính trên, PP được dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, lương thực, ngũ cốc. PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
Acetate (CA)
Acetate là từ dùng gọi sợi từ chất liệu cellulose – acetate. Cellulose-Acetate có tính dẻo cao, nhưng không bền và bị hư hại trong các loại acid, đặc biệt các loại acid vô cơ như Sulfuric acid, cũng như các chất kềm.
Cellulose acetate được dùng làm sợi để chế biến thành vải. Vải chất liệu này nhìn rất giống lụa thiên nhiên (nên acetate còn gọi là lụa nhân tạo) và tạo cảm giác cũng giống như vậy. Chất liệu này ít nhăn, dễ chăm sóc, ít bị trương nở, ít thấm nước.
Với tính chất trên, CA thường được dùng làm áo mưa, dù che, sơ mi, áo phụ nữ, áo đầm, vải lót, vải may cà vạt, đồ lót phụ nữ… Vì không chịu được chất kềm nên tránh dùng các loại bột giặt (tẩy) có độ kềm cao với loại sợi này. Để bảo quản độ bóng như lụa, vải Cellulose-Acetate chỉ nên giặt với nước ấm và chỉ nên ủi mặt trong của quần áo lúc còn đang ẩm.
Polyetylen (PE)
Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen (C2H4) liên kết nhau. Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.
Polyetylen không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm. Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông, dầu khoáng… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc.
Viscose (CV) – Rayon
Viscose được tạo ra từ những vật liệu có nguồn gốc cellulose (bột gỗ, vải vụn…) và trải qua quá trình xử lý để tạo thành sợi vải, vì vậy, về bản chất, viscose hoàn toàn tương tự như cotton, chỉ khác biệt ở 1 số tính chất vật lý và hoá học.
Trong qui trình sản xuất Viscose các phân tử cellulose nguyên thủy được kết cấu lại. Viscose vì thế được gọi là sợi tái tạo và được xếp vào dòng sợi hóa học.
Cấu trúc tinh thể trong viscose nhỏ hơn cotton 4 – 5 lần và mức độ định hướng thấp hơn. Sợi viscose yếu hơn sợi cotton. Sợi viscose sẽ trở nên mềm hơn và dẻo hơn khi bị ướt. Độ bền viscose khi ướt thấp hơn 50% khi khô. Vì có mức độ tinh thể hoá thấp và mức độ chịu tác động cao nên viscose dễ bị phồng lên khi ướt và nở ra trên 20%.
Sợi tơ viscose bóng hơn cotton và thân có hình trụ tròn hơn cotton. Viscose phản ứng với chất hoá học nhanh hơn cotton và phản ứng cả trong những điều kiện mà cotton tỏ ra khá bền như dung dịch kiềm đặc lạnh hay loãng nóng.
Sợi CM / Sợi CD
Là sợi 100% cotton chải kỹ (sợi CM); 100% cotton chải thô (CD). Sơi này hút ẩm tốt, dễ chịu khi tiếp xúc với da người. Thường dùng để dệt các loại vải mềm, đố lót.
Sợi TCM / Sợi TCD (Tetron cotton)
TC là sợi với thành phần bao gồm 65 % PE và 35 % cotton chải kỹ (TCM); 65 % PE, 35 % cotton chải thô (TCD). Sợi này dễ dễ chịu khi tiếp xúc với da người, chịu là (ủi) phẳng, giặt dễ sạch và chóng khô, phù hợp dệt vải áo quần.
Sợi CVC (Chief Value of Cotton)
Là sợi với thành phần chính là cotton; ví dụ CVC 65% cotton và 35% PE. Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE.
Sợi TR (Tetron Rayon)
Là sợi với thành phần bao gồm PE và Viscose; ví dụ TR 65 % PE và 35 % Viscose. Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi PE và sợi Viscose.
Sợi Đặc Biệt
Là sợi pha giữa hai hoặc nhiều thành phần nguyên liệu acrylic, cotton, viscose, nylon…
3. Giới thiệu về các loại vải
Vải là sản phẩm được dệt (đan) từ sợi. Tùy thuộc vào loại sợi vải, kiểu đan, màu sắc… mà người ta tạo ra các loại vải thành phẩm khác nhau.
+ Thun truyền thống:
- Thun cotton
- Thun visco - Thun visco dẻo - Thun CVC - Thun TC - Thun PE
+ Thun dệt kiểu:
- Thun sọc - Thun hoa văn - Thun cá sấu - Thun vảy cá - Thun interlock - Thun lưới - Thun hạt mè - Thun tổ ong - Thun hạt gạo
+ Thun nỉ (thun cào lông)
+ Thun co giãn (thun 2 chiều, thun 4 chiều)
+ Vải Chiffon
Chiffon là một loại vải mịn, trong suốt làm từ sợi tơ thiên nhiên hoặc nhân tạo. Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác nhám như cát mịn. Lý do chính yếu là sợi dùng dệt được xe rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau.
Một miếng vải Chiffon có diện tích 50 x 50 cm có thể vo gọn lại dấu trong lòng bàn tay. Khăn Chiffon thường được dùng làm vật trang trí trong khiêu vũ, nhảy múa vì chúng có diện tích rộng so với trọng lượng (bay nhẹ nhàng và mềm mại trong không khí).
+ Vải Satin
Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave). Qua kỹ thuật dệt đó vải sẽ có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới. Tùy theo loại tơ, sợi vải satin có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại thướt tha hoặc dơ cứng khác nhau.
Mặc dù có thể dùng bất cứ loại sợi nào cũng có thể làm ra vải satin, nhưng thường người ta dùng các loại sợi không hạn chế chiều dài như tơ tằm, sợi viscose hoặc sợi Polyester để sản xuất, vì các loại này sẽ làm tăng độ bóng của satin. Vải satin làm từ các chất liệu này thường dùng may các áo đầm dạ hội, đồ lót, hiếm hơn là ra giường, túi bọc chăn gối. Vì độ bóng trơn nên vải rất thích hợp dùng làm vải lót trong áo.
+ Vải Taffeta
Taffeta, thỉnh thoảng còn gọi lả taffety, là vải dệt láng bóng từ sợi tơ hoặc các sợi nhân tạo. Chữ này có xuất xứ từ Ba từ và có nghĩa là "twisted woven”. Được coi là lọai vải "high end” dùng làm áo dạ hội, áo cưới và làm vải lót cho áo khoác, các tấm dán tường. Có hai loại vải lụa taffeta, loại nhuộm sợi và loại nhuộm miếng. Loại vải taffeta nhuộm miếng thường dùng làm vải lót và tương đối mềm. Loại nhuộm sợi thường cứng đơ hơn và thường dùng làm áo dạ hội. |
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015
Thêm thói quen làm đẹp bất ngờ với bông gòn
Hãy xem vật dụng nhỏ xíu mềm mềm này có tác dụng gì trong việc làm đẹp của bạn nhé!
Tôi cá là bạn sẽ chẳng bao giờ cần dùng đến bông gòn cho tới khi bạn bị thương. Bông gòn là một đồ vật luôn sẵn có trong các gia đình nhưng dường như công dụng lại quá ít. Và đây sẽ là tin vui cho các chị em= phụ nữ bởi bông gòn sẽ là người bạn tuyệt vời cho chúng ta trong các thói quen làm đẹp.
1, Phấn
Nếu bạn có một chuyến đi công tác ngắn ngày và không kịp mang theo bất cứ thứ đồ gì cả, chiếc ví quá nhỏ để có thể nhét được các dụng cụ trang điểm. Lúc này hãy sử dụng Bông gòn phủ phấn má, phấn nền và đựng trong chiếc túi zip nhỏ. Bạn sẽ có đầy đủ các loại phấn dành cho một lần trang điểm mà có thể tiết kiệm một tấn không gian.
2, Giúp tẩy sơn móng tay
Trong các chuyến đi du lịch ngắn ngày, mang theo đồ trang điểm dường như đã quá tốn diện tích và việc mang theo cả lọ tẩy sơn móng tay là điều không thể. Hãy tẩm sẵn Bông gòn với nước tẩy và để chúng trong một túi nhựa an toàn. Vậy là bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi được rồi.
3, Hương thơm bí ẩn
Để làm cho ngăn kéo đồ lót của bạn có thêm những mùi hương hấp dẫn, hãy xịt hương thơm mà bạn yêu thích vào chiếc bông gòn. Chúng sẽ giữ lại hương thơm và tỏa chúng ra khắp ngăn tủ. Bạn cũng có thể nhúng Bông gòn vào loại tinh dầu mà bạn yêu thích rồi giấu chúng trong vỏ gối. Đảm bảo bạn sẽ có được những giấc mơ ngọt ngào.
4, Làm sạch bình để cọ trang điểm
Bình để cọ trang điểm của bạn sẽ rất bẩn bởi những hạt phấn nhỏ rơi xuống đáy, hãy để những chiếc Bông gòn trong bình để cọ trang điểm, chúng không chỉ giúp bình sạch sẽ hơn mà còn là vật hữu ích để nâng những chiếc cọ nhỏ không bị trôi xuống đáy.
5, Loại bỏ nail theo cách mới
Thông thường chúng ta thường dùng bông quệt ngang móng tay để lấy nail ra khỏi móng. Có một cách khác có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn đó là quấn chặt Bông gòn đã thấm nước rửa quanh ngón tay và để một lúc. Bạn sẽ thấy lớp sơn biến mất ngay sau khi tháo bông ra.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)