Chúng ta đều biết mục đích và ý nghĩa của việc định hình vải xơ polyester trước khi nhuộm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến một vấn đề lớn đó là định hình phải đồng đều nhiệt trên toàn bộ bề mặt tấm vải (cả 2 phía) cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Nếu việc đó thực hiện không đồng đều sẽ dẫn đến hậu quả ngay trong quá trình nhuộm màu (đặc biệt trong quy trình nhuộm theo phương pháp tận trích). Trong phương pháp nhuộm ngấm ép (liên tục) ít bị thể hiện. Việc định hình vải trước nhuộm sẽ làm thay đổi khả năng hấp thụ thuốc nhuộm, tuy nhiên chỉ nên tiến hành ở trường hợp khi vải sau nhuộm không còn công đoạn nào phải xử lý nhiệt độ cao. Tốt nhất nên để kết hợp định hình sau nhuộm (vừa thuận lợi lại vừa kinh tế).
Hiện tượng Oligome
Thông thường trong quá trình sản xuất polyme, xơ polyester hàm chứa khoảng 1,5% oligome (tức polyme có phân tử lượng thấp) và phần lớn tồn tại dưới trạng thái mạch vòng trime. Phần polyme phân tử lượng thấp đó, trong quá trình nhuộm thường bị tách ra khỏi xơ sợi và kết tụ lại trong dung dịch nhuộm, khi chúng ta làm nguội dung dịch nhuộm (sau khi kết thúc quy trình nhuộm), thường chúng bám lên bề mặt vải, thậm chí cả lên thiết bị dưới dạng đốm trắng.
Để hạn chế khuyết tật bị đốm trắng trên mặt vải nói trên, chúng ta cần tiến hành như sau:
+ Chỉ nên nhuộm tối đa ở nhiệt độ 1250C và nên duy trì thời gian nhuộm ở nhiệt đó đủ cần thiết cho việc nhuộm (vì thời gian nhuộm càng kéo dài, nhiệt độ nhuộm càng nâng cao, thì càng tạo điều kiện cho việc giải phóng oligome).
+ Xả dung dịch bể nhuộm ở nhiệt độ càng cao trong điều kiện có thể thì càng tốt. Với các thiết bị đặc biệt có thể xả ở nhiệt độ nhuộm. Các trường hợp thông thường khác nên xả ở 900C.
+ Vải sau nhuộm cần được giặt khử.
+ Thiết bị nhuộm thường xuyên được vệ sinh bằng cách cho dung dịch kiềm vào nấu làm sạch.
Trên đây là những giải pháp được nhiều tài liệu khuyến cáo, rất mong các nhà kỹ thuật nhuộm quan tâm tham khảo để chất lượng sản phẩm xơ polyester nhuộm ngày càng được nâng cao và hoàn thiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét