Cây bông gạo, còn được gọi là cây bông gòn, cây gòn, cây bông lụa, cây bông Java, danh pháp khoa học hai phần : Ceiba pentandra, là một loài cây nhiệt đới thuộc bộ Cẩm quỳ (Malvales) và họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng, trước đây được tách ra trong họ riêng gọi là họ Gạo (Bombacaceae), có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu Phi (phân loài Ceiba pentandra guineensis). Từ này còn được sử dụng để chỉ sợi thu được từ quả của nó. Nó có lẽ là loại cây linh thiêng trong thần thoại Maya. Nó còn có tên gọi là cây bông Java, bông gòn Java hay cây bông lụa.
Cây bông gạo ( bông gòn ) cao tới 60–70 m và có thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn, cứng. Lá phức chứa 5-9 lá chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt). Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc trong các sợi mịn có màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza. Quá trình thu hoạch và tách sợi rất tốn công sức và là công việc thủ công.
Cây bông gòn ( bông gạo )
Sợi của nó nhẹ, nổi trên nước, đàn hồi, dễ cháy và không thấm nước. Nó không thể xe thành sợi giống như chỉ nên được dùng làm chất nhồi cho các loại đệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm, cách nhiệt. Nó cũng đã từng được dùng nhiều trong các loại áo bông hay các đồ vật tương tự nhưng ngày nay đã được thay thế bằng các vật liệu tổng hợp nhân tạo. Hạt chứa dầu được sử dụng để nấu xà phòng và có thể làm phân bón.
Quả bông gòn nứt ra cho thấy có các sợi bên trong
Việc canh tác thu hoạch quy mô được thực hiện châu Á, chủ yếu là ở Java (từ đây mà có các tên gọi khác liên quan đến Java) và các nơi khác ở Indonesia, Malaysia, nhưng cũng có tại Philipin và Nam Mỹ.
Thân cây bông gòn ( bông gạo )
Sợi tương tự được tìm thấy trong quả của cây Bombax malabarica (cây bông lụa Ấn Độ, nó còn được gọi là cây bông gòn Ấn Độ) và sợi của nó có màu sẫm hơn cũng như không nhẹ như loại của cây bông gạo này.
Loài cây này là "quốc thụ" của Puerto Rico. Cây bông gạo cũng là một trong các chủ đề chính trong The Great Kapok Tree của Lynne Cherry.
Quả cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Thông tin thêm:
Cây Bông gòn còn được gọi là cây Gòn. Cả hai từ "bông gòn" và "gòn" đều có nghĩa là những sợi tơ trắng, người Malaysia gọi là kapok, người Anh gọi là silk cotton. Đó là những sợi mịn, màu trắng, mọc ra từ lớp nội quả bì, kéo dài và quyện vào nhau, bao ôm lấy các hạt. Khi quả chín khô và nứt nẻ, từng túm sợi tơ này sẽ phát tán theo làn gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây truyền giống. Nhờ vậy cây mọc lan tự nhiên khá nhanh. Xuất phát từ đặc điểm quả chứa đầy sợi tơ đó, ở Malaysia người ta gọi nó là Kapok tree, người Pháp gọi là Kapokier, bois coton, người Mỹ gọi nó là Silk Cotton tree, người Java gọi là Java Cotton tree, Java kapok tree, Ceiba. Người Trung Hoa cho rằng đó là một loại sợi tốt và quý nên gọi là Cát bối, Cát bối miên,Cát bối mộc miên.
Quả cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Đây là một loài cây gỗ lớn rụng lá theo mùa, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng có thể cả Tây châu Phi. Cây mang nhiều đặc điểm thực vật học gần với Bông gạo, Pơ-lăng… nên được xếp cùng họ Bông gạo – Bombacaceae với các loài đó (cũng có tác giả cho rằng nó thuộc họ Bông – Malvaceae). Nó nằm trong chi Ceiba, với tên loài là Ceiba pentandra (trong đó pentandra có nghĩa là 5 nhị). Cây mang lá kép chân vịt 5-9 lá chét. Hoa thường nở trước khi lá mới xuất hiện. Hoa mẫu 5, cánh hoa màu trắng kem hay hồng nhạt. Quả nang lớn, mọc thỏng, vỏ quả mỏng, ruột quả lớn chứa toàn sợi, khi khô tự khai.
Do sợi quả của nó không hút ẩm, mềm mại, màu sáng trông khá tinh khiết, nhẹ, nổi được trên nước, đàn hồi khá mạnh, không bị xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải giường, lót ghế, chăn đắp, gối… Hạt bông gòn chứa nhiều dầu, sử dụng được cho việc sản xuất xà phòng. Nước sắc vỏ thân được dùng cho lợi tiểu, kích dục, điều trị chứng đau răng, và cả cho tiêu chảy thể II. Gỗ của Bông gòn nhẹ, mềm, dễ gia công. Nhiều nơi dùng gỗ của những cây Bông gòn cổ thụ, có kich cỡ lớn, để làm ca-nô. Từ đó, cây Bông gòn đã được di thực vào các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hầu khắp trái đất, đặc biệt là châu Á. Nó đã sớm trở thành cây trồng kinh tế ở nhiều nơi như Java, Indonesia, Malaysia, Philippines và Nam Mỹ. Trong đó, Java là nơi phát triển mạnh nhất.
Ở Việt Nam, không rõ nó được nhập trồng tự bao giờ, nhưng có lẽ đã rất lâu rồi, hơn cả thế kỉ về trước và có mặt hầu khắp các vùng sinh thái. Ở Huế, có khá nhiều cây đã bước vào tuổi "thất thập cổ lai hi" hoặc hơn thế nữa. Hiện nay, một số đường phố ở Huế vẫn tồn tại nhiều cây cổ thụ. Nơi có số lượng cá thể nhiều nhất ló lẽ là cuối đường Huỳnh Thúc Kháng, đầu đường Đào Duy Anh.
Trong thực tế, Bông gòn có nhiều dạng. Dạng thân không gai, vỏ cành nhánh và thân non đều có màu xanh; Dạng thân và cành có nhiều gai thô, cành già và thân già có màu xám nâu; Dạng thân cành không gai, cành già và thân già có màu xám nâu, lá nhỏ, dày, trông tựa cây Chân chim, tán lá gọn… Ở công viên Hoàng Thành, dọc theo đường Lê Huân, đoạn gần cửa Chưởng Đức, có 3 cây thuộc dạng thứ ba, có thân thon, thẳng, dáng dấp đẹp, cây cao khoảng trên dưới 20 m.
Thân cây gòn loại cây có gai
Hoa cây bông gòn
Cây tái sinh bằng hạt và chồi đều khỏe, do vậy tốc độ phát triển cá thể khá nhanh. Nhiều trường hợp, người dân cắt cành cắm làm trụ hàng rào hoặc làm choái cho cây nông nghiệp leo, sau một thời gian, cành đã phát triển thành một cây mới. Khi cây bị chặt hạ chừa lại phần gốc, các chồi ngủ được đánh thức, sinh trưởng rất nhanh. Nếu không bị xử lí tiếp thì sau một thời gian ngắn, gốc cây đó đã tái tạo một cây mới có hằng chục cành mọc đứng. Có thể lợi dụng đặc điểm này, dùng nó làm vật liệu trồng phân tán hoặc tập trung ở những nơi thích hợp để thu sản phẩm, đồng thời phòng hộ chống xói mòn đất và che chắn cho hệ thống cây trồng nông nghiệp. Ở các đô thị, theo tôi nghĩ, không nên để cây Bông gòn phát triển thái quá, nếu không muốn nói là phải hạn chế trồng và phát triển. Như nhiều người đã thấy, đến mùa quả chín, khô và nứt nẻ, tơ sợi của nó phát tán lung tung làm ảnh hưởng vẻ mỹ quan đô thị. Hàng Bông gòn ở đường Huỳnh Thúc Kháng và Đào Duy Anh luôn làm cho mặt đường và mặt nước dòng sông Đông Ba trắng xóa vào mùa quả khai, trông rất phản cảm, là một ví dụ điển hình.
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Chi Bông Gòn
Chi Bông gòn (danh pháp khoa học: Ceiba) là tên gọi để chỉ một chi với một vài loài cây thân gỗ lớn trong một số khu vực nhiệt đới, bao gồm Mexico, Trung và Nam Mỹ, Bahamas, Caribe, Tây Phi và Đông Nam Á. Một số loài có thể cao tới 70 mét hoặc hơn thế, với thân cây thẳng, nói chung ít tạo cành nhánh, tán lá lớn, trải rộng và các rễ "gia cố" có thể cao hơn chiều cao của một người lớn đứng thẳng. Loài được biết đến và trồng nhiều nhất là cây bông gòn (Ceiba pentandra).
Quan điểm của các nhà thực vật học gần đây là đưa chi Chorisia vào trong chi Ceiba, sẽ làm tăng số lượng loài được chấp nhận từ 10 lên tới 20 hoặc nhiều hơn và đặt toàn bộ chi mới trong họ Cẩm quỳ.
Các loài thuộc chi Ceiba bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix ceibae chỉ phá hoại chi này.
Loài cây thuộc chi này có lẽ là cây trung tâm trong thần thoại Maya, trong đó người ta cho rằng ngọn của nó cao tới tận trời và nó là trụ chống đỡ bầu trời.
Ceiba không nên nhầm lẫn với tên gọi bản địa ceibo (Erythrina crista-galli - tên Việt: vông kê), một loại cây mà hoa của nó là quốc hoa của Argentina, Uruguay và Guatemala.
Cây bông gạo, còn được gọi là cây bông gòn, cây gòn, cây bông lụa, cây bông Java, danh pháp khoa học hai phần : Ceiba pentandra, là một loài cây nhiệt đới thuộc bộ Cẩm quỳ (Malvales) và họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng, trước đây được tách ra trong họ riêng gọi là họ Gạo (Bombacaceae), có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu Phi (phân loài Ceiba pentandra guineensis). Từ này còn được sử dụng để chỉ sợi thu được từ quả của nó. Nó có lẽ là loại cây linh thiêng trong thần thoại Maya. Nó còn có tên gọi là cây bông Java, bông gòn Java hay cây bông lụa.
Cây bông gạo ( bông gòn ) cao tới 60–70 m và có thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn, cứng. Lá phức chứa 5-9 lá chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt). Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc trong các sợi mịn có màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza. Quá trình thu hoạch và tách sợi rất tốn công sức và là công việc thủ công.
Cây bông gòn ( bông gạo )
Sợi của nó nhẹ, nổi trên nước, đàn hồi, dễ cháy và không thấm nước. Nó không thể xe thành sợi giống như chỉ nên được dùng làm chất nhồi cho các loại đệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm, cách nhiệt. Nó cũng đã từng được dùng nhiều trong các loại áo bông hay các đồ vật tương tự nhưng ngày nay đã được thay thế bằng các vật liệu tổng hợp nhân tạo. Hạt chứa dầu được sử dụng để nấu xà phòng và có thể làm phân bón.
Quả bông gòn nứt ra cho thấy có các sợi bên trong
Việc canh tác thu hoạch quy mô được thực hiện châu Á, chủ yếu là ở Java (từ đây mà có các tên gọi khác liên quan đến Java) và các nơi khác ở Indonesia, Malaysia, nhưng cũng có tại Philipin và Nam Mỹ.
Thân cây bông gòn ( bông gạo )
Sợi tương tự được tìm thấy trong quả của cây Bombax malabarica (cây bông lụa Ấn Độ, nó còn được gọi là cây bông gòn Ấn Độ) và sợi của nó có màu sẫm hơn cũng như không nhẹ như loại của cây bông gạo này.
Loài cây này là "quốc thụ" của Puerto Rico. Cây bông gạo cũng là một trong các chủ đề chính trong The Great Kapok Tree của Lynne Cherry.
Quả cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Thông tin thêm:
Cây Bông gòn còn được gọi là cây Gòn. Cả hai từ "bông gòn" và "gòn" đều có nghĩa là những sợi tơ trắng, người Malaysia gọi là kapok, người Anh gọi là silk cotton. Đó là những sợi mịn, màu trắng, mọc ra từ lớp nội quả bì, kéo dài và quyện vào nhau, bao ôm lấy các hạt. Khi quả chín khô và nứt nẻ, từng túm sợi tơ này sẽ phát tán theo làn gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây truyền giống. Nhờ vậy cây mọc lan tự nhiên khá nhanh. Xuất phát từ đặc điểm quả chứa đầy sợi tơ đó, ở Malaysia người ta gọi nó là Kapok tree, người Pháp gọi là Kapokier, bois coton, người Mỹ gọi nó là Silk Cotton tree, người Java gọi là Java Cotton tree, Java kapok tree, Ceiba. Người Trung Hoa cho rằng đó là một loại sợi tốt và quý nên gọi là Cát bối, Cát bối miên,Cát bối mộc miên.
Quả cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Đây là một loài cây gỗ lớn rụng lá theo mùa, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng có thể cả Tây châu Phi. Cây mang nhiều đặc điểm thực vật học gần với Bông gạo, Pơ-lăng… nên được xếp cùng họ Bông gạo – Bombacaceae với các loài đó (cũng có tác giả cho rằng nó thuộc họ Bông – Malvaceae). Nó nằm trong chi Ceiba, với tên loài là Ceiba pentandra (trong đó pentandra có nghĩa là 5 nhị). Cây mang lá kép chân vịt 5-9 lá chét. Hoa thường nở trước khi lá mới xuất hiện. Hoa mẫu 5, cánh hoa màu trắng kem hay hồng nhạt. Quả nang lớn, mọc thỏng, vỏ quả mỏng, ruột quả lớn chứa toàn sợi, khi khô tự khai.
Do sợi quả của nó không hút ẩm, mềm mại, màu sáng trông khá tinh khiết, nhẹ, nổi được trên nước, đàn hồi khá mạnh, không bị xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải giường, lót ghế, chăn đắp, gối… Hạt bông gòn chứa nhiều dầu, sử dụng được cho việc sản xuất xà phòng. Nước sắc vỏ thân được dùng cho lợi tiểu, kích dục, điều trị chứng đau răng, và cả cho tiêu chảy thể II. Gỗ của Bông gòn nhẹ, mềm, dễ gia công. Nhiều nơi dùng gỗ của những cây Bông gòn cổ thụ, có kich cỡ lớn, để làm ca-nô. Từ đó, cây Bông gòn đã được di thực vào các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hầu khắp trái đất, đặc biệt là châu Á. Nó đã sớm trở thành cây trồng kinh tế ở nhiều nơi như Java, Indonesia, Malaysia, Philippines và Nam Mỹ. Trong đó, Java là nơi phát triển mạnh nhất.
Ở Việt Nam, không rõ nó được nhập trồng tự bao giờ, nhưng có lẽ đã rất lâu rồi, hơn cả thế kỉ về trước và có mặt hầu khắp các vùng sinh thái. Ở Huế, có khá nhiều cây đã bước vào tuổi "thất thập cổ lai hi" hoặc hơn thế nữa. Hiện nay, một số đường phố ở Huế vẫn tồn tại nhiều cây cổ thụ. Nơi có số lượng cá thể nhiều nhất ló lẽ là cuối đường Huỳnh Thúc Kháng, đầu đường Đào Duy Anh.
Trong thực tế, Bông gòn có nhiều dạng. Dạng thân không gai, vỏ cành nhánh và thân non đều có màu xanh; Dạng thân và cành có nhiều gai thô, cành già và thân già có màu xám nâu; Dạng thân cành không gai, cành già và thân già có màu xám nâu, lá nhỏ, dày, trông tựa cây Chân chim, tán lá gọn… Ở công viên Hoàng Thành, dọc theo đường Lê Huân, đoạn gần cửa Chưởng Đức, có 3 cây thuộc dạng thứ ba, có thân thon, thẳng, dáng dấp đẹp, cây cao khoảng trên dưới 20 m.
Thân cây gòn loại cây có gai
Hoa cây bông gòn
Cây tái sinh bằng hạt và chồi đều khỏe, do vậy tốc độ phát triển cá thể khá nhanh. Nhiều trường hợp, người dân cắt cành cắm làm trụ hàng rào hoặc làm choái cho cây nông nghiệp leo, sau một thời gian, cành đã phát triển thành một cây mới. Khi cây bị chặt hạ chừa lại phần gốc, các chồi ngủ được đánh thức, sinh trưởng rất nhanh. Nếu không bị xử lí tiếp thì sau một thời gian ngắn, gốc cây đó đã tái tạo một cây mới có hằng chục cành mọc đứng. Có thể lợi dụng đặc điểm này, dùng nó làm vật liệu trồng phân tán hoặc tập trung ở những nơi thích hợp để thu sản phẩm, đồng thời phòng hộ chống xói mòn đất và che chắn cho hệ thống cây trồng nông nghiệp. Ở các đô thị, theo tôi nghĩ, không nên để cây Bông gòn phát triển thái quá, nếu không muốn nói là phải hạn chế trồng và phát triển. Như nhiều người đã thấy, đến mùa quả chín, khô và nứt nẻ, tơ sợi của nó phát tán lung tung làm ảnh hưởng vẻ mỹ quan đô thị. Hàng Bông gòn ở đường Huỳnh Thúc Kháng và Đào Duy Anh luôn làm cho mặt đường và mặt nước dòng sông Đông Ba trắng xóa vào mùa quả khai, trông rất phản cảm, là một ví dụ điển hình.
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Chi Bông Gòn
Chi Bông gòn (danh pháp khoa học: Ceiba) là tên gọi để chỉ một chi với một vài loài cây thân gỗ lớn trong một số khu vực nhiệt đới, bao gồm Mexico, Trung và Nam Mỹ, Bahamas, Caribe, Tây Phi và Đông Nam Á. Một số loài có thể cao tới 70 mét hoặc hơn thế, với thân cây thẳng, nói chung ít tạo cành nhánh, tán lá lớn, trải rộng và các rễ "gia cố" có thể cao hơn chiều cao của một người lớn đứng thẳng. Loài được biết đến và trồng nhiều nhất là cây bông gòn (Ceiba pentandra).
Quan điểm của các nhà thực vật học gần đây là đưa chi Chorisia vào trong chi Ceiba, sẽ làm tăng số lượng loài được chấp nhận từ 10 lên tới 20 hoặc nhiều hơn và đặt toàn bộ chi mới trong họ Cẩm quỳ.
Các loài thuộc chi Ceiba bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix ceibae chỉ phá hoại chi này.
Loài cây thuộc chi này có lẽ là cây trung tâm trong thần thoại Maya, trong đó người ta cho rằng ngọn của nó cao tới tận trời và nó là trụ chống đỡ bầu trời.
Ceiba không nên nhầm lẫn với tên gọi bản địa ceibo (Erythrina crista-galli - tên Việt: vông kê), một loại cây mà hoa của nó là quốc hoa của Argentina, Uruguay và Guatemala.
Cây bông gòn ( bông gạo )
Sợi của nó nhẹ, nổi trên nước, đàn hồi, dễ cháy và không thấm nước. Nó không thể xe thành sợi giống như chỉ nên được dùng làm chất nhồi cho các loại đệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm, cách nhiệt. Nó cũng đã từng được dùng nhiều trong các loại áo bông hay các đồ vật tương tự nhưng ngày nay đã được thay thế bằng các vật liệu tổng hợp nhân tạo. Hạt chứa dầu được sử dụng để nấu xà phòng và có thể làm phân bón.
Quả bông gòn nứt ra cho thấy có các sợi bên trong
Việc canh tác thu hoạch quy mô được thực hiện châu Á, chủ yếu là ở Java (từ đây mà có các tên gọi khác liên quan đến Java) và các nơi khác ở Indonesia, Malaysia, nhưng cũng có tại Philipin và Nam Mỹ.
Thân cây bông gòn ( bông gạo )
Sợi tương tự được tìm thấy trong quả của cây Bombax malabarica (cây bông lụa Ấn Độ, nó còn được gọi là cây bông gòn Ấn Độ) và sợi của nó có màu sẫm hơn cũng như không nhẹ như loại của cây bông gạo này.
Loài cây này là "quốc thụ" của Puerto Rico. Cây bông gạo cũng là một trong các chủ đề chính trong The Great Kapok Tree của Lynne Cherry.
Quả cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Thông tin thêm:
Cây Bông gòn còn được gọi là cây Gòn. Cả hai từ "bông gòn" và "gòn" đều có nghĩa là những sợi tơ trắng, người Malaysia gọi là kapok, người Anh gọi là silk cotton. Đó là những sợi mịn, màu trắng, mọc ra từ lớp nội quả bì, kéo dài và quyện vào nhau, bao ôm lấy các hạt. Khi quả chín khô và nứt nẻ, từng túm sợi tơ này sẽ phát tán theo làn gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây truyền giống. Nhờ vậy cây mọc lan tự nhiên khá nhanh. Xuất phát từ đặc điểm quả chứa đầy sợi tơ đó, ở Malaysia người ta gọi nó là Kapok tree, người Pháp gọi là Kapokier, bois coton, người Mỹ gọi nó là Silk Cotton tree, người Java gọi là Java Cotton tree, Java kapok tree, Ceiba. Người Trung Hoa cho rằng đó là một loại sợi tốt và quý nên gọi là Cát bối, Cát bối miên,Cát bối mộc miên.
Quả cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Đây là một loài cây gỗ lớn rụng lá theo mùa, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng có thể cả Tây châu Phi. Cây mang nhiều đặc điểm thực vật học gần với Bông gạo, Pơ-lăng… nên được xếp cùng họ Bông gạo – Bombacaceae với các loài đó (cũng có tác giả cho rằng nó thuộc họ Bông – Malvaceae). Nó nằm trong chi Ceiba, với tên loài là Ceiba pentandra (trong đó pentandra có nghĩa là 5 nhị). Cây mang lá kép chân vịt 5-9 lá chét. Hoa thường nở trước khi lá mới xuất hiện. Hoa mẫu 5, cánh hoa màu trắng kem hay hồng nhạt. Quả nang lớn, mọc thỏng, vỏ quả mỏng, ruột quả lớn chứa toàn sợi, khi khô tự khai.
Do sợi quả của nó không hút ẩm, mềm mại, màu sáng trông khá tinh khiết, nhẹ, nổi được trên nước, đàn hồi khá mạnh, không bị xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải giường, lót ghế, chăn đắp, gối… Hạt bông gòn chứa nhiều dầu, sử dụng được cho việc sản xuất xà phòng. Nước sắc vỏ thân được dùng cho lợi tiểu, kích dục, điều trị chứng đau răng, và cả cho tiêu chảy thể II. Gỗ của Bông gòn nhẹ, mềm, dễ gia công. Nhiều nơi dùng gỗ của những cây Bông gòn cổ thụ, có kich cỡ lớn, để làm ca-nô. Từ đó, cây Bông gòn đã được di thực vào các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hầu khắp trái đất, đặc biệt là châu Á. Nó đã sớm trở thành cây trồng kinh tế ở nhiều nơi như Java, Indonesia, Malaysia, Philippines và Nam Mỹ. Trong đó, Java là nơi phát triển mạnh nhất.
Ở Việt Nam, không rõ nó được nhập trồng tự bao giờ, nhưng có lẽ đã rất lâu rồi, hơn cả thế kỉ về trước và có mặt hầu khắp các vùng sinh thái. Ở Huế, có khá nhiều cây đã bước vào tuổi "thất thập cổ lai hi" hoặc hơn thế nữa. Hiện nay, một số đường phố ở Huế vẫn tồn tại nhiều cây cổ thụ. Nơi có số lượng cá thể nhiều nhất ló lẽ là cuối đường Huỳnh Thúc Kháng, đầu đường Đào Duy Anh.
Trong thực tế, Bông gòn có nhiều dạng. Dạng thân không gai, vỏ cành nhánh và thân non đều có màu xanh; Dạng thân và cành có nhiều gai thô, cành già và thân già có màu xám nâu; Dạng thân cành không gai, cành già và thân già có màu xám nâu, lá nhỏ, dày, trông tựa cây Chân chim, tán lá gọn… Ở công viên Hoàng Thành, dọc theo đường Lê Huân, đoạn gần cửa Chưởng Đức, có 3 cây thuộc dạng thứ ba, có thân thon, thẳng, dáng dấp đẹp, cây cao khoảng trên dưới 20 m.
Thân cây gòn loại cây có gai
Hoa cây bông gòn
Cây tái sinh bằng hạt và chồi đều khỏe, do vậy tốc độ phát triển cá thể khá nhanh. Nhiều trường hợp, người dân cắt cành cắm làm trụ hàng rào hoặc làm choái cho cây nông nghiệp leo, sau một thời gian, cành đã phát triển thành một cây mới. Khi cây bị chặt hạ chừa lại phần gốc, các chồi ngủ được đánh thức, sinh trưởng rất nhanh. Nếu không bị xử lí tiếp thì sau một thời gian ngắn, gốc cây đó đã tái tạo một cây mới có hằng chục cành mọc đứng. Có thể lợi dụng đặc điểm này, dùng nó làm vật liệu trồng phân tán hoặc tập trung ở những nơi thích hợp để thu sản phẩm, đồng thời phòng hộ chống xói mòn đất và che chắn cho hệ thống cây trồng nông nghiệp. Ở các đô thị, theo tôi nghĩ, không nên để cây Bông gòn phát triển thái quá, nếu không muốn nói là phải hạn chế trồng và phát triển. Như nhiều người đã thấy, đến mùa quả chín, khô và nứt nẻ, tơ sợi của nó phát tán lung tung làm ảnh hưởng vẻ mỹ quan đô thị. Hàng Bông gòn ở đường Huỳnh Thúc Kháng và Đào Duy Anh luôn làm cho mặt đường và mặt nước dòng sông Đông Ba trắng xóa vào mùa quả khai, trông rất phản cảm, là một ví dụ điển hình.
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Hoa cây bông gòn
Quả cây bông gòn
Chi Bông Gòn
Chi Bông gòn (danh pháp khoa học: Ceiba) là tên gọi để chỉ một chi với một vài loài cây thân gỗ lớn trong một số khu vực nhiệt đới, bao gồm Mexico, Trung và Nam Mỹ, Bahamas, Caribe, Tây Phi và Đông Nam Á. Một số loài có thể cao tới 70 mét hoặc hơn thế, với thân cây thẳng, nói chung ít tạo cành nhánh, tán lá lớn, trải rộng và các rễ "gia cố" có thể cao hơn chiều cao của một người lớn đứng thẳng. Loài được biết đến và trồng nhiều nhất là cây bông gòn (Ceiba pentandra).
Quan điểm của các nhà thực vật học gần đây là đưa chi Chorisia vào trong chi Ceiba, sẽ làm tăng số lượng loài được chấp nhận từ 10 lên tới 20 hoặc nhiều hơn và đặt toàn bộ chi mới trong họ Cẩm quỳ.
Các loài thuộc chi Ceiba bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix ceibae chỉ phá hoại chi này.
Loài cây thuộc chi này có lẽ là cây trung tâm trong thần thoại Maya, trong đó người ta cho rằng ngọn của nó cao tới tận trời và nó là trụ chống đỡ bầu trời.
Ceiba không nên nhầm lẫn với tên gọi bản địa ceibo (Erythrina crista-galli - tên Việt: vông kê), một loại cây mà hoa của nó là quốc hoa của Argentina, Uruguay và Guatemala.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét